Công văn hướng dẫn xử lý hóa đơn của Cục Thuế Bắc Ninh trả lời Công ty TNHH SR HANOI DAEDONG

Kính gửi: Công ty TNHH SR HANOI DAEDONG
Mã số thuế: 2300534302
Địa chỉ: Lô H-04, KCN Quế Võ (Khu mở rộng), xã Phương Liễu, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Ngày 28/04/2O22,-Cục thuế tỉnh Bắc Ninh nhận đựợc công văn số 270420222/SR ngày 27/04/2022 của Công ty TNHH SR HANOI DAEDONG (sau đây gọi tắt là “Công ty”) đề nghị hướng dẫn về hóa đơn điện tử. Vấn đề này, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh có ý kiến như sau:

1. Về kê khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT đầu ra, đầu vào của hóa đơn điện tử có mã của Cơ quan thuế lập thay thế cho hóa đơn điện tử sai sót lập theo Thông tư số 32/2011/TT-BTC
Về thủ tục lập hóa đơn điện tử thay thế hóa đơn điện tử đã lập theo Thồng tư số 32/2011/TT-BTC có sai sót theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính, Cục Thuế tỉnh Bắc Ninh đã có Công văn 1350/CTBNI-TTHT ngày 26/4/2022 hướng dẫn Công ty. Đề nghị Công nghiên cứu để thực hiện.

Về việc kê khai bổ sung, điều chỉnh thuế GTGT đầu ra, đầu vào sau khi Công ty lập hóa đơn điện tử thay thế giao cho người mua được thực hiện như sau:

Căn cứ khoản 1 Điều 47 Luật Quản lý thuế số 38/2020/QH19 ngày 16/6/2019 của Quốc hội quy định:

“Điều 47. Khai bổ sung hồ sơ khai thuế

  1. Người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai, sót thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyển công bố quyết định thanh tra, kiểm tra.
  2. Hồ sơ khai bổ sung hồ sơ khai thuế bao gồm:
    a) Tờ khai bổ sung;
    b) Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liên quan. 

Căn cứ khoản 4 Điều 7 Nghị định số 126/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định:

“Điều 7. Hồ sơ khai thuế

  1. Người nộp thuế được nộp hồ sơ khai bổ sung cho từng hồ sơ khai thuế có sai, sót theo quy định tại Điều 47 Luật Quản lý thuế và theo mẫu quy định của Bộ trưởng Bộ Tài chính Người nộp thuế khai bổ sung như sau:
  2. b) Người nộp thuế khai bổ sung dẫn đến tăng số thuế phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).

Trường hợp khai bổ sung chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế giá trị gia tăng còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì phải kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại. Người nộp thuế chỉ được khai bổ sung tăng số thuế giá trị gia tăng đề nghị hoàn khi chưa nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế tiếp theo và chưa nộp hồ sơ đề nghị hoàn thuế. ”

Căn cứ quy định nêu trên, về nguyên tắc khai bổ sung thuế GTGT thì: Công ty và người mua được khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT trong thời hạn 10 năm kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của kỳ tính thuế GTGT tháng 3/2022 có sai, sót nhưng trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định thanh tra, kiểm tra. Công ty và người mua căn cứ hóa đơn thay thế hóa đơn có sai sót (điều chỉnh tăng tiền thuế GTGT do áp dụng sai thuế suất thuế GTGT khi xác định đối tượng được giảm thuế GTGT theo Nghị định số 15/2022/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ) để khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT gồm Tờ khai bổ sung; Bản giải trình khai bổ sung và các tài liệu có liến quan (ban hành kèm theo Thông tư số 80/2021/TT-BTC ngày 29/9/2021 của Bộ Tài chính – đã được tích hợp trên phần mềm HTKK phiên bản mới nhất 4.8.2), cụ thể như sau:

– Đối với Công ty:
+ Trường hợp, sau khi Công ty điều chỉnh tăng thuế GTGT đầu ra tại kỳ kê khai tháng 3/2022 dẫn đến tăng số thuế GTGT phải nộp hoặc giảm số thuế đã được ngân sách nhà nước hoàn trả thì phải nộp đủ số tiền thuế phải nộp tăng thêm hoặc số tiền thuế đã được hoàn thừa và tiền chậm nộp vào ngân sách nhà nước (nếu có).
+ Trường hợp, Công ty khai bổ sung thuế GTGT như trên chỉ làm tăng hoặc giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển kỳ sau thì Công ty kê khai vào kỳ tính thuế hiện tại (kỳ tháng 4/2022).

– Đối với người mua: Khai bổ sung thuế GTGT vào kỳ kê khai phát sinh hóa đơn mua vào đã kê khai khấu trừ (kỳ tháng 3/2022).

2. Xuất hóa đơn điều chỉnh theo hướng dẫn tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ và Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính
Căn cứ Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP ngày 19/10/2020 của Chính phủ quy định về hóa đơn chứng từ:

  • Điều 19.  Xử lý hóa đơn có sai sót
  1. Trường hợp hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế hoặc hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:
    b) Trường hợp có sai: mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:
    b1) Người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót. Trường hợp người bán và người mua có thỏa thuận về việc lập văn bản thỏa thuận trước khi lập hóa đơn điều chỉnh cho hóa đơn đã lập có sai sót thì người bán và người mua lập văn bản thỏa thuận ghi rõ sai sót, sau đó người bản lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót.

Hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn điện tử đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

Tại điểm c khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC ngày 17/9/2021 của Bộ Tài chính

“ Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế cỏ sai sót trong một số trường hợp

  1. Đối với hóa đơn điện tử:
  2. c) Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lỷ theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP, sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý tiếp theo người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu;”

Căn cứ hướng dẫn nêu trên, trường hợp ngày 20/4/2022 Công ty lập hóa đơn GTGT số 01 đã được Cơ quan Thuế cấp mã và gửi cho bên mua. Ngày 22/4/2022 Công ty phát hiện thuế suất thuế GTGT bị sai, bên mua và bên bán đã lập biên bản thỏa thuận về nội dung sai sót và Công ty lập hóa đơn GTGT số 02 để điều chỉnh thuế suất và tiền thuế GTGT cho hóa đơn số 01 đã được cấp mã và gửi cho bên mua. Ngày 26/4/2022 Công ty phát hiện hóa đơn số 02 (hóa đơn “điều chỉnh”) sai số tiền bằng chữ. Công ty tiếp tục thực hiện theo hình thức đã lựa chọn áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu: lập biên bản thỏa thuận về nội dung sai sót và Công ty lập hóa đơn GTGT số 03 để điều chỉnh cho số hóa đơn số 02 có sai sót.

Hiện nay, ứng dụng hóa đơn điện tử đang hướng dẫn 01 hóa đơn điện tử điều chỉnh cho 01 hóa đơn (điều chỉnh 1;1), chưa cho lập 01 hóa đơn để điều chỉnh cho nhiều hóa đơn sai sót.

Đề nghị Công ty căn cứ tình hình thực tế tại đơn vị, đối chiếu với các quy định của pháp luật để thực hiện theo đúng quy định.

 

 

Ngày đăng: 11:16:47 15/08/2022

Ngày cập nhật mới nhất: 11:22:03 24/04/2023

admin

Xin chào, tôi là thành viên của Support MIFI.
“Sự hài lòng của khách hàng là mục tiêu lớn của tôi”

Nội dung liên quan