Thông báo cảnh báo sai phạm HDDT số 7592
TỔNG CỤC THUẾ
CỤC THUẾ TP HỒ CHÍ MINH |
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc |
Số: 7592/TB-CTTPHCM | TP.HCM, ngày 25 tháng 04 năm 2023 |
THÔNG BÁO
Về việc cảnh báo tình trạng vi phạm khi sử dụng hóa đơn theo quy định tại Nghị định số 123/2020/NĐ-CP và Thông tư số 78/2021/TT-BTC
Trong những năm qua, thực hiện cải cách thủ tục hành chính, nhằm tạo điều kiện tốt nhất cho người dân, doanh nghiệp trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, các văn bản quy phạm pháp luật như Luật Doanh nghiệp quy định thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp đơn giản, nhanh chóng, thuận tiện; Luật Quản lý thuế quy định người nộp thuế tự khai, tự nộp và tự chịu trách nhiêm trước pháp luật. Tuy nhiên, một số đối tượng lợi dụng sự thông thoáng của cơ chế, chính sách để mua bán và sử dụng hóa đơn không hợp pháp, có các hành vi gian lận khi sử đụng hóa đơn, chiếm đoạt tiền thuế của ngân sách Nhà nước.
Thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TCT ngày 11/04/2023 của Tổng cục Thuế về việc tăng cường các biện pháp rà soát, kiểm tra hóa đơn nhằm ngăn chặn gian lận trong việc sử dụng hóa đơn, để tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý hóa đơn điện tử, Cục Thuế TP Hồ Chí Minh thông tin đến người nộp thuế trên địa bàn thành phố những hành vi nghiêm cấm trong quản lý thuế và các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ thường gặp như sau:
I. Các hành vi bị nghiêm cấm
Căn cứ Điều 6 Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 và khoản 2 Điều 5 Nghị định số 123/2020/NĐ-CP quy định các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế và các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ;
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong quản lý thuế:
- Thông đồng, móc nối, bao che giữa người nộp thuế và công chức quản lý thuế, cơ quan quản lý thuế để chuyển giá, trốn thuế.
- Gây phiền hà, sách nhiễu đối với người nộp thuế.
- Lợi dụng để chiếm đoạt hoặc sử dụng trái phép tiền thuế.
- Cố tình không kê khai hoặc kê khai thuế không đầy đủ, kịp thời, chính xác về số tiền thuế phải nộp.
- Cản trở công chức quản lý thuế thi hành công vụ.
- Sử dụng mã số thuế của người nộp thuế khác để thực hiện hành vi vi phạm pháp luật hoặc cho người khác sử dụng mã số thuế của mình không đúng quy định của pháp luật.
- Bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ không xuất hóa đon theo quy định của pháp luật, sử dụng hóa đơn không hợp pháp và sử dụng không hợp pháp hóa đơn.
- Làm sai lệch, sừ dụng sai mục đích, truy cập trái phép, phá hủy hệ thống thông tin người nộp thuế.
- Các hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực hóa đơn, chứng từ:
Đối với tổ chức, cá nhân bán, cung cấp hàng hóa, dịch vụ, tổ chức, cá nhân có quyền và nghĩa vụ liên quan bị cấm thực hiện các hành vi sau:
- Thực hiện hành vi gian dối như sử dụng hóa đơn không hợp pháp, sử dụng không hợp pháp hóa đơn;
- Cản trở công chức thuế thi hành công vụ, cụ thể các hành vi cản trở gây tổn hại sức khỏe, nhân phẩm của công chức thuế khi đang thanh tra, kiểm tra về hóa đơn, chứng từ;
- Truy cập trái phép, làm sai lệch, phá hủy hệ thống thông tin về hóa đơn, chứng từ;
- Đưa hối lộ hoặc thực hiện các hành vi khác liên quan hóa đơn, chứng từ nhằm mưu lợi bất chính.
- Những khái niệm trong vi phạm hành chính về thuế, hóa đơn:
Hóa đơn, chứng từ hợp pháp là hóa đơn, chứng từ đảm bảo đúng, đầy đủ về hình thức và nội dung theo quy định tại Nghị định sổ 123/2020/NĐ-CP.
Hóa đơn, chứng từ giâ là hóa đơn, chứng từ được in hoặc khời tạo theo mẫu hóa đơn, chứng từ đã được thông báo phát hành của tổ chức, cá nhân khác hoặc in, khởi tạo trùng số của cùng một ký hiệu hóa đơn, chứng từ hoặc làm giả hóa đơn điện tử, chứng từ điện tử.
Vi phạm hành chính về hóa đơn là hành vi có lỗi do tổ chức, cá nhân thực hiện vi phạm quy định của pháp luật về hóa đơn mà không phải là tội phạm và theo quy định của pháp luật phải bị xử phạt vi phạm hành chính.
- Các hành vi sử dụng hóa đon, chứng từ không hợp pháp:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ giả;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ chưa có giá trị sử dụng, hết giá trị sử dụng;
- Sử dụng hóa đơn bị ngừng sử dụng trong thời gian bị cưỡng chế bằng biện pháp ngừng sử dụng hóa đơn, trừ trường hợp được phép sử dụng theo thông báo của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện tử không đăng ký sử dụng với cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn điện từ chưa có mã của cơ quan thuế đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
- Sử dụng hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn từ ngày cơ quan thuế xác định bên bán không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mua hàng hóa, dịch vụ có ngày lập trên hóa đơn, chứng từ trước ngày xác định bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc chưa có thông báo của cơ quan thuế về việc bên lập hóa đơn, chứng từ không hoạt động tại địa chỉ kinh doanh đã đăng ký với cơ quan có thẩm quyền nhưng cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã có kết luận đó là hóa đơn, chứng từ không hợp pháp.
- Các hành vi sử dụng không họp pháp hóa đơn, chứng từ:
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ không ghi đầy đủ các nội dung bắt buộc theo quy định; hóa đơn tẩy xóa, sửa chữa không đúng quy định;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ khống (hóa đơn, chứng từ đã ghi các chi tiêu, nội dung nghiệp vụ kinh tế nhưng việc mua bán hàng hóa, dịch vụ không có thật một phẩn hoặc toàn bộ); hóa đơn phản ánh không đúng giá trị thực tế phát sinh hoặc lập hóa đơn khống, lập hóa đơn giả;
- Sử dụng hóa đơn có sự chênh lệch về giá trị hàng hóa, dịch vụ hoặc sai lệch các tiêu thức bắt buộc giữa các liên của hóa đơn;
- Sử dụng hóa đơn để quay vòng khi vận chuyển hàng hóa trong khâu lưu thông hoặc dùng hóa đơn của hàng hóa, dịch vụ này để chứng minh cho hàng hóa, dịch vụ khác;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ của tổ chức, cá nhân khác (trừ hóa đơn của cơ quan thuế và trường hợp được ủy nhiệm lập hóa đơn) để hợp thức hóa hàng hóa, dịch vụ mua vào hoặc hàng hóa, dịch vụ bán ra;
- Sử dụng hóa đơn, chứng từ mà cơ quan thuế hoặc cơ quan công an hoặc các cơ quan chức năng khác đã kết luận là sử dụng không họp pháp hóa đơn, chứng từ.
- Các hành vi vi phạm quy định về lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ:
- Lập hóa đơn không đúng thời điểm theo quy định.
- Lập hóa đơn không theo thứ tự từ số nhỏ đến số lớn theo quy định.
- Không lập hóa đon đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.
- Lập sai loại hóa đơn theo quy định đã giao cho người mua hoặc đã kê khai thuế.
- Lập hóa đơn điện tử khi chưa có thông báo chấp thuận của cơ quan thuế hoặc trước ngày cơ quan thuế chấp nhận việc sử dụng hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của cơ quan thuế.
- Lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ trong thời gian tạm ngừng hoạt động kinh doanh, trừ trường hợp lập hóa đơn giao cho khách hàng để thực hiện các hợp đồng đã ký trước ngày thông báo tạm ngừng kinh doanh.
- Lập hóa đơn điện tử từ máy tính tiền không có kết nối, chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
- Các hành vi vi phạm quy định về chuyền dử liệu hóa đơn điện tử:
- Chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử đến cơ quan thuế quá thời hạn theo quy định.
- Chuyển bàng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử không đầy đủ số lượng hóa đơn đã lập trong kỳ.
- Không chuyển dữ liệu hóa đơn điện từ cho cơ quan thuế theo thời hạn quy định.
II. Trách nhiệm của người bán, người mua khi thực hiện giao dịch mua bán hàng hóa, dịch vụ
- Trách nhiệm của người bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ sử dụng hóa đơn điện tử:
Khi sử dụng hóa đơn điện tử, người bán có trách nhiệm:
- Quản lý tên và mật khẩu của các tài khoản đã được cơ quan thuế cấp.
- Tạo lập hóa đơn điện tử về bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ để gửi đến cơ quan thuế cấp mã và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, chính xác của hóa đơn điện tử.
- Gửi hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế đến người mua ngay sau khi nhận được hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế (hoặc chuyển dữ liệu hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế đã lập đến cơ quan thuế qua cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế).
- Lưu trữ và bảo đảm tính toàn vẹn của toàn bộ hóa đơn điện tử; thực hiện các quy định pháp luật về bảo đảm an toàn, an ninh hệ thống dữ liệu điện tử.
- Chấp hành sự thanh tra, kiểm tra, đối chiếu của cơ quan thuế và các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
- Trách nhiệm của người mua hàng hóa, dịch vụ
Đối với người mua, khi mua hàng hóa, dịch vụ có trách nhiệm:
- Yêu cầu người bán lập và giao hóa đơn khi mua hàng hóa, dịch vụ.
- Cung cấp chính xác thông tin cần thiết để người bán lập hóa đơn.
- Ký các liên hóa đơn đã ghi đầy đủ nội dung trong trường hơp các bên có thỏa thuận về việc người mua ký trên hóa đơn.
- Sử dụng hóa đơn đúng mục đích.
- Cung cấp thông tin trên hóa đơn cho các cơ quan có thẩm quyền khi được yêu cầu, trường họp sử dụng hóa đơn do cơ quan thuế đặt in thì phải cung cấp hóa đơn bản gốc, trường họp sử dụng hóa đơn điện tử thì thực hiện quy định về việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử.
III. Biện pháp giảm thiểu rủi ro trong công tác quản lý hóa đơn và ngăn chặn gian lận hóa đơn điện tử:
Nhằm tăng cường công tác quán lý thuế và giúp người nộp thuế tránh bị xử phạt hành vi sử dụng không hợp pháp hóa đơn, Cục Thuế TP. Hồ Chí Minh hướng dẫn người nộp thuế trên địaiàn thành phố như sau:
“ Khi mua hàng hóa dịch vụ trực tiếp hoặc trực tuyến, chỉ nhận hàng và kê khai thuế GTGT đầu vào tính chi phí được trừ khi tính thuế TNDN đối với hóa đơn điện tử được lập bởi người bán (có hàng hóa thật) đã đăng tải đầy đủ thông tin (trụ sở, mã số thuế), phù hợp với thông tin trên đơn đặt hàng.
– Thường xuyên truy cập vào Hệ thống hóa đơn điện tử trên cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế (hoadondientu.gdt.gov.vn) và App mobile “Tra cứu hóa đơn” của Tổng cục Thuế để tra cứu, đối soát hóa đơn hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra để kiểm tra tính hợp lệ của hóa đơn, kịp thời phát hiện các hóa đơn không hợp pháp về phía cơ quan thuế, để phòng chống gian lận và ngăn chặn sử dụng hóa đơn điện tử không hợp pháp, cơ quan thuế đã có nhiều giải pháp như: Triển khai “Hệ thống phân tích cơ sở dữ liệu và quản lý hóa đơn điện tử”, với chức năng phân tích dữ liệu (đối chiếu dữ liệu hóa đơn điện tử với tờ khai thuế, so sánh đánh giá dữ liệu hóa đơn mua vào bán ra), phục vụ cho công tác quản lý rủi ro về hóa đơn điện từ trong toàn ngành Thuế, giúp cơ quan thuế đẩy mạnh áp dụng phân tích dữ liệu lớn (big data) và trí tuệ nhân tạo (AI) để quản lý thuế, quản lý hóa đơn góp phần kiểm soát, phát hiện nhanh người nộp thuế gian lận về hóa đơn; Từ đó, đã phối họp hiệu quả với các cơ quan chức năng liên quan để xử lý nghiêm các tồ chức, cá nhân sử dụng hóa đơn không hợp pháp nhằm hợp thức hóa chi phí để giảm số thuế phải nộp, hợp thức hóa cho hàng hóa mua trôi nổi trên thị trường… để trốn thuế.
Triển khai hệ thống hóa đơn điện tử trên phạm vi toàn quốc như một cam kết tích cực của ngành thuế đồng hành cùng doanh nghiệp trong hành trình chuyên đổi số, số hóa công tác quản lý thuế, góp phần tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người nộp thuế thực hiện nghĩa vụ của mình đối với NSNN. Đồng thời, cơ quan thuế các cấp sẽ tập trung thực hiện rà soát, phân tích để kịp thời phát hiện các dấu hiệu rủi ro trong việc sử dụng hóa đơn điện tử, giúp ngăn ngừa, xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về hóa đơn chứng từ nói riêng và về thuế nói chung, góp phần tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế cũng như tạo sự minh bạch, bình đẳng, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh.
Cục Thuế Thành phố Hồ Chí Minh trân trọng thông báo đến người nộp thuế được biết./.
Nơi nhận:
- Người nộp thuế trên địa bàn TP.HCM;
- Tổng Cục Thuế (“để báo cáo”);
- BLĐ Cục Thuế (“để báo cáo”);
- Các Phòng, Chi Cục Thuế (“để gửi NNT”);
- Lưu: VT, TTHT, Web.
Tải mẫu văn bản tại đây.
Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Ngày đăng: 17:00:07 03/05/2023
Ngày cập nhật mới nhất: 17:00:07 03/05/2023