HÓA ĐƠN ĐIỆN TỬ AN TOÀN

logo-mifi

VĂN PHÒNG TƯ VẤN MIỀN NAM

Địa chỉ: 12A đường Núi Thành, phường 13, quận Tân Bình, TP HCM

Tel: (028) 3622 9999 | Fax : (028) 3868.0083

VĂN PHÒNG TƯ VẤN MIỀN BẮC

Địa chỉ: Tầng 8 Tòa nhà 381, Đội Cấn, Ba Đình, Hà Nội

Tel: (024) 35 123456 | Fax : (024) 3512.2689

KÊNH HỖ TRỢ KHÁCH HÀNG

Trang quản lý dịch vụ Mắt Bão https://id.matbao.net/

Gửi yêu cầu trực tiếp trong trang quản lý hóa đơn MIFI

Tổng đài hỗ trợ: 028 9999 9989 và 028 7300 5445

Các câu hỏi thường gặp?

Hóa đơn điện tử có những ưu điểm gì?

  • TIẾT KIỆM: Tiết kiệm chi phí in ấn, vận chuyển, lưu trữ và bảo quản hóa đơn
  • AN TOÀN: Không xảy ra cháy, hỏng, mất hóa đơn. Tăng độ tin cậy cho hóa đơn của doanh nghiệp
  • NHANH CHÓNG: Người mua tức thời nhận được hóa đơn, rút ngắn thời gian thu nợ
  • BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG: Giảm bớt việc sử dụng giấy, góp phần bảo vệ môi trường

Hóa đơn điện tử có liên không?

Hóa đơn điện tử không có khái niệm liên. Bên phát hành hóa đơn (bên bán), bên tiếp nhận hóa đơn (bên mua) và Cơ quan thuế cũng khai thác dữ liệu trên 1 bản hóa đơn điện tử duy nhất.

Thế nào là tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đủ điều kiện?

Theo Điều 5, Thông tư 32/2011/TT-BTC: Tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải đáp ứng các điều kiện sau:
– Là doanh nghiệp hoạt động tại Việt Nam có Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc Giấy phép đầu tư của doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam trong lĩnh vực công nghệ thông tin hoặc là ngân hàng được cung cấp dịch vụ giao dịch điện tử trong hoạt động ngân hàng.
– Có chương trình phần mềm về khởi tạo, lập và truyền nhận hóa đơn điện tử đảm bảo hóa đơn điện tử được lập đáp ứng các nội dung theo quy định tại Điều 6 Thông tư 32/2011/TT-BTC.
– Đã triển khai hệ thống cung cấp giải pháp công nghệ thông tin để phục vụ trao đổi dữ liệu điện tử giữa các doanh nghiệp hoặc giữa các tổ chức với nhau.
– Có hệ thống thiết bị, kỹ thuật đảm bảo cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử đáp ứng yêu cầu kinh doanh và quy định pháp luật về phát hành hóa đơn.
– Có khả năng phát hiện, cảnh báo và ngăn chặn các truy nhập bất hợp pháp, các hình thức tấn công trên môi trường mạng để đảm bảo tính bảo mật, toàn vẹn của dữ liệu trao đổi giữa các bên tham gia.
– Có các quy trình và thực hiện sao lưu dữ liệu, sao lưu trực tuyến dữ liệu, khôi phục dữ liệu; có biện pháp dự phòng khắc phục sự cố liên quan đến việc khôi phục dữ liệu .
– Có giải pháp lưu trữ kết quả các lần truyền nhận giữa các bên tham gia giao dịch; lưu trữ hóa đơn điện tử với yêu cầu thông điệp dữ liệu điện tử phải được lưu giữ trên hệ thống.
– Định kỳ 6 tháng một lần, tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử phải có văn bản báo cáo cơ quan thuế (theo Mẫu số 3 Phụ lục ban hành kèm theo Thông tư 32/2011/TT-BTC) các nội dung sau: danh sách các doanh nghiệp có sử dụng giải pháp hóa đơn điện tử của tổ chức (bao gồm cả người bán hàng, người mua hàng); số lượng hóa đơn đã sử dụng (gồm: loại hóa đơn, ký hiệu hóa đơn, ký hiệu mẫu, số thứ tự.

Thủ tục để đơn vị sử dụng hóa đơn điện tử là gì?

Theo điều 7, Thông tư 32/2011/TT-BTC, Tổ chức khởi tạo hóa đơn điện tử trước khi khởi tạo hoá đơn điện tử phải ra Quyết định áp dụng hoá đơn điện tử, Khởi tạo mẫu hóa đơn điện tử, Lập thông báo phát hành hóa đơn điện tử theo mẫu của Thông tư 32/2011/TT-BTC để gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp bằng văn bản giấy hoặc bằng văn bản điện tử gửi thông qua cổng thông tin điện tử của cơ quan thuế.
Trước khi làm bộ hồ sơ, doanh nghiệp nên liên hệ cán bộ Thuế quản lý để biết xem Chi cục Thuế quản lý nhận hồ sơ qua hình thức nào để chuẩn bị cho phù hợp.
Doanh nghiệp thực hiện theo 2 bước sau:
Bước 1: Lập hồ sơ thông báo phát hành hóa đơn điện tử trên phần mềm online: https://wiki.matbao.net/kb/huong-dan-cai-dat-ban-dau-tren-trang-quan-ly-hoa-don/,
Bước 2: Nộp hồ sơ cho Cơ quan Thuế. https://wiki.matbao.net/kb/de-su-dung-dich-vu-hoa-don-dien-tu-tai-mat-bao-ban-can-phai-lam-gi/
Lưu ý: Sau 2 ngày gửi thông báo, Khách hang sẽ nhận được email thông báo chấp nhận hoặc không chấp nhận Thông Báo Phát hành hóa đơn điện tử (nếu không được chấp nhận sẽ gởi email hướng dẫn để gởi bổ sung theo yêu cầu của Cơ quan thuế quản lý trực tiếp), Lúc này doanh nghiệp được phép sử dụng hóa đơn điện tử theo thông báo phát hành. Doanh nghiệp có thể tra cứu thông báo và mẫu hóa đơn đã nộp tại địa chỉ http://tracuuhoadon.gdt.gov.vn.

Khách hàng có thể nhận hóa đơn điện tử bằng những hình thức nào?

Theo điều 6, Thông tư 32/2011/TT-BTC:
– Gửi trực tiếp cho người bán theo cách thức truyền nhận hóa đơn điện tử đã thỏa thuận giữa hai bên (Ví dụ: qua Email, SMS,…)
– Gửi thông qua hệ thống của tổ chức trung gian cung cấp giải pháp hóa đơn điện tử: https://www.hoadon.online/tra-cuu.

Chữ ký số và chứng thư số server là gì?

Theo điều 3, Nghị định 130/2018/TT-BTC:
“Chữ ký số” là một dạng chữ ký điện tử được tạo ra bằng sự biến đổi một thông điệp dữ liệu sử dụng hệ thống mật mã không đối xứng, theo đó, người có được thông điệp dữ liệu ban đầu và khóa công khai của người ký có thể xác định được chính xác:
a) Việc biến đổi nêu trên được tạo ra bằng đúng khóa bí mật tương ứng với khóa công khai trong cùng một cặp khóa;
b) Sự toàn vẹn nội dung của thông điệp dữ liệu kể từ khi thực hiện việc biến đổi nêu trên.
“Chứng thư số” là một dạng chứng thư điện tử do tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số cấp nhằm cung cấp thông tin định danh cho khóa công khai của một cơ quan, tổ chức, cá nhân, từ đó xác nhận cơ quan, tổ chức, cá nhân là người ký chữ ký số bằng việc sử dụng khóa bí mật tương ứng. Theo điều 5, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, Nội dung của chứng thư số bao gồm: Chứng thư số do Tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số quốc gia, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số công cộng, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng Chính phủ, tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số chuyên dùng của cơ quan, tổ chức cấp phải bao gồm các nội dung sau:
1. Tên của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
2. Tên của thuê bao.
3. Số hiệu chứng thư số.
4. Thời hạn có hiệu lực của chứng thư số.
5. Khóa công khai của thuê bao.
6. Chữ ký số của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
7. Các hạn chế về mục đích, phạm vi sử dụng của chứng thư số.
8. Các hạn chế về trách nhiệm pháp lý của tổ chức cung cấp dịch vụ chứng thực chữ ký số.
9. Thuật toán mật mã.
10. Các nội dung cần thiết khác theo quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.

Tôi có thể phân biệt các loại chữ ký số như thế nào?

Loại

Khái niệm

Đặc điểm

Chi phí

Đối tượng áp dụng

CHỮ KÝ SỐ

USB

Là một thiết bị phần cứng dùng để ký số.

– Ký số lần lượt và tốc độ ký chậm, ~ 4-5 hóa đơn/phút.
– Luôn phải cắm USB khi muốn ký số.

~ 2 trđ/năm (tùy nhà cung cấp).

Doanh nghiệp làm việc tại 1 địa điểm, chỉ có 1 Kế toán thực hiện phát hành hóa đơn, số lượng hóa đơn phát hành hàng năm < 10.000 hóa đơn.

CHỨNG THƯ SỐ

SERVER

Là phần mềm được cài đặt trên máy chủ hoặc USB cắm trực tiếp trên máy chủ để ký số.

– Ký số tốc độ cao, lên đến 256 hóa đơn/giây trở lên (tùy tốc độ máy chủ).
– Ký số tập trung, người dùng không phải mang thiết bị ký số như USB.

~ 10trđ/năm (tùy nhà cung cấp).

Doanh nghiệp làm việc tại nhiều địa điểm, số lượng hóa đơn phát hành hàng năm < 10.000 hóa đơn.

Người mua có phải thực hiện ký số vào hóa đơn điện tử hay không?

Theo hướng dẫn tại Công văn số 2402/BTC-TCT, trường hợp Người mua không phải là đơn vị kế toán hoặc là đơn vị kế toán nếu có các hồ sơ, chứng từ chứng minh việc cung cấp hàng hóa, dịch vụ giữa người bán với người mua như: hợp đồng kinh tế, phiếu xuất kho, biên bản giao nhận hàng hóa, biên nhận thanh toán, phiếu thu,…thì người bán lập hóa đơn điện tử cho người mua theo quy định, trên hóa đơn điện tử không nhất thiết phải có chữ ký điện tử của người mua. Bộ Tài chính giao Cục thuế xem xét từng trường hợp phát sinh cụ thể và Điều kiện đáp ứng của doanh nghiệp để hướng dẫn việc miễn tiêu thức chữ ký điện tử của người mua trên hóa đơn điện tử.

Người mua kê khai thuế như thế nào khi nhận được hóa đơn điện tử?

– Người mua sau khi nhận được hóa đơn điện tử từ bên bán có thể kê khai thuế như quy trình bình thường với hóa đơn giấy.
– Người mua có thể yêu cầu bên bán cung cấp cho mình hóa đơn điện tử đã được chuyển đổi ra giấy và có chữ ký và dấu của bên bán để làm chứng từ cho hồ sơ quyết toán thuế hoặc giấy tờ vận chuyển hàng trên đường.

Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập theo Thông tư 32/2011/TT-BTC được quy định như thế nào?

Theo điều 9, Thông tư 32/2011/TT-BTC:
1. Trường hợp Hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua nhưng chưa giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ hoặc hóa đơn điện tử đã lập và gửi cho người mua, người bán và người mua chưa kê khai thuế, nếu phát hiện sai thì chỉ được hủy khi có sự đồng ý và xác nhận của người bán và người mua. Việc hủy hóa đơn điện tử có hiệu lực theo đúng thời hạn do các bên tham gia đã thỏa thuận. Hóa đơn điện tử đã hủy phải được lưu trữ phục vụ việc tra cứu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Người bán thực hiện lập hóa đơn điện tử mới theo quy định tại Thông tư 32/2011/TT-BTC để gửi cho người mua, trên hóa đơn điện tử mới phải có dòng chữ “hóa đơn này thay thế hóa đơn số…, ký hiệu, gửi ngày tháng năm”
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên và ghi rõ sai sót
– Đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu…
– Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).

Việc tra cứu thông tin hóa đơn điện tử phục vụ kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường được thực hiện như thế nào?

Theo điều 29, Nghị định 119/2018/NĐ-CP:
1. Khi kiểm tra hàng hóa lưu thông trên thị trường, đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử, cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để tra cứu thông tin về hóa đơn điện tử phục vụ yêu cầu quản lý, không yêu cầu cung cấp hóa đơn giấy. Các cơ quan có liên quan có trách nhiệm sử dụng các thiết bị để truy cập tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử.
2. Trường hợp bất khả kháng do sự cố, thiên tai gây ảnh hưởng đến việc truy cập mạng Internet dẫn đến không tra cứu được dữ liệu hóa đơn, nếu:
a) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa có chứng từ giấy (bản sao bằng giấy không cần ký tên, đóng dấu của người mua, người bán hàng hóa) chuyển từ hóa đơn điện tử thì xuất trình chứng từ giấy chuyển cho cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra hàng hóa. Cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra căn cứ chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử để lưu thông hàng hóa và tiếp tục thực hiện tra cứu dữ liệu hóa đơn điện tử (tại đầu mối đăng ký với Tổng cục Thuế) để phục vụ công tác kiểm tra để xử lý theo quy định;
b) Trường hợp người vận chuyển hàng hóa không có chứng từ giấy chuyển từ hóa đơn điện tử thì cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền đang thực hiện kiểm tra truy cập Cổng thông tin điện tử của Tổng cục Thuế để kiểm tra, xác nhận hóa đơn điện tử của doanh nghiệp.

Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là gì? Đối tượng áp dụng

Theo điều 3 và điều 12, Nghị định 119/2018/NĐ-CP:
– Hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế là hóa đơn điện tử được cơ quan thuế cấp mã trước khi tổ chức, cá nhân bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ gửi cho người mua, bao gồm cả trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế.
– Đối tượng áp dụng:
+ Doanh nghiệp, tổ chức đăng ký sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế;
+ Doanh nghiệp, tổ chức có rủi ro cao về thuế;
+ Hộ, cá nhân kinh doanh thực hiện sổ sách kế toán, sử dụng thường xuyên từ 10 lao động trở lên và doanh thu năm trước liền kề từ 03 tỷ đồng trở lên (lĩnh vực nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản, công nghiệp, xây dựng) hoặc có doanh thu năm trước liền kề từ 10 tỷ trở lên trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ;
+ Một số trường hợp khác theo quy định;

Hóa đơn điện tử được phát hành thành công khi nào?

Lập hóa đơn hay còn gọi phát hành hóa đơn điện tử thành công là kết quả của 2 bước:

  • Hoàn thành việc nhập thông tin (Bên mua, hàng hóa dịch vụ) vào phần mêm hóa đơn điện tử của Doanh nghiệp bạn đang dung.

 Ký điện tử thành công bằng Chứng thư số server hoặc chữ ký số USB